Cứ cách vài năm, dường như giới khảo cổ học lại tìm được một chứng tích quan trọng trong Kinh Thánh, và phát hiện quan trọng nhất trong thời gian gần đây chính là địa điểm từng diễn ra vụ xét xử Chúa Giêsu. Nằm bên trong các bức tường phía tây của Thành cổ Jerusalem, bên dưới công sự cao ngất có từ thời Đế quốc Ottoman, các nhà khảo cổ học Israel đã khẳng định rằng họ vừa khai quật được nơi Tổng trấn Philatô đã xét xử Chúa Giêsu. Dựa trên tội danh vu cáo rằng Ngài đã rao giảng chống lại chính quyền Rome, ông Philatô đã hùa theo ý giới lãnh đạo Do Thái ra phán quyết đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá.
Nhà nguyện trong Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn dài 30 m, rộng và cao 10 m, mang nét kiến trúc Gothic đặc trưng của Pháp. Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (số 6, đường Tôn Đức Thắng, quận 1) được xây dựng từ năm 1863 bởi linh mục Wilbaux. Công trình khánh thành sau ba năm xây dựng với 60 chủng sinh đầu tiên. Trước kia, nơi đây vốn là một tổ hợp lớn gồm Đại chủng viện, Nhà thờ Thánh Phaolô, Chủng viện Thánh Phaolô, nhà nguyện, tu viện... Sau năm 1975, một phần đất của Đại chủng viện tách ra làm cơ sở của ĐH Sài Gòn, xây cụm dân cư và làm đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Hơn 100 nhà nghiên cứu trên khắp thế giới cùng tham gia hội nghị khoa học quốc tế kéo dài ba ngày về núi Ararat và tàu Noah ở Ağrı, Thổ Nhĩ Kỳ, để xác định vị trí cuối cùng của con tàu, Express hôm qua đưa tin. "Mục đích của tôi là ghé thăm những địa điểm quanh ngọn núi để tìm kiếm manh mối về sự kiện thảm họa trong quá khứ", giáo sư Raul Esperante ở Viện Nghiên cứu Khoa học địa chất nói.
Giới khảo cổ học vui mừng thông báo họ đã tìm được “thành phố La Mã Julias bị mất tích” ở Israel, tương truyền được xây trên quê hương của 3 vị thánh tông đồ Phêrô, Anrê và Philipphê. Sử gia La Mã vào thế kỷ thứ nhất Flavius Josephus viết, Julias được xây dựng vào khoảng năm 30 trên tàn tích của Bethsaida, một ngôi làng đánh cá Do Thái, nơi chào đời của thánh Phêrô theo Phúc Âm của thánh Gioan.
Từ cổ thành Rôma của Ý đến núi Sinai, nơi đặt tu viện gần 2 thiên niên kỷ ở Ai Cập, những hình ảnh về Kitô giáo đời đầu vẫn được lưu giữ bất chấp thời gian, cung cấp kiến thức quý báu về thuở đầu của đạo Kitô
Nghệ thuật làm tranh kính màu mãi mãi vẫn là sản phẩm của bàn tay khéo léo, là biểu thị của tinh thần, cảm hứng sáng tạo của con người và có thể nói đó là lĩnh vực nghệ thuật duy nhất đến nay vẫn không chịu tuân theo sự chi phối của máy móc, cho dù chúng ta đang ở giữa thời đại của công nghệ, của tự động hoá và tin học.